Kính chào quý vị và các bạn đến thăm trang nhà www.dangtienrong.org

 

 

   

THANH NIÊN TIÊN RỒNG 

 

Chiến Tranh Tiên RồngHọc Thuyết Tiên Rồng

Thế Động Của HoaCái Dụng Của Hoa SH

 

 

 

 

Chiến Tranh TIÊN RỒNG

 

trong Đại Cuộc CỨU NƯỚC

 

Nguyễn Minh Sơn

 

- Du Kích Chiến và Trận Địa Chiến: Sự Song Hành

- Chiến Tranh Cơ Động

- Sáu Giai Đoạn trong Quá Trình Cứu Nước

- Chiến Tranh Trọng Tâm Mạng Lưới: Sự Liên Động

- Chiến Tranh Tiên Rồng: Sự Song Hiệp

 

Du Kích Chiến và Trận Địa Chiến: Sự Song Hành

 

Binh thư cho mọi thời gồm có Du Kích Chiến (Guerrilla Warfare/Irregular Warfare) và Trận Địa Chiến (Conventional Warfare). Du kích chiến thuộc phần tiên vì có thể được dùng cho mọi lúc và mọi nơi. Trận địa chiến thuộc phần rồng vì chỉ hiện hữu trong thời gian và không gian (thời không) nhất định. Người xưa gọi Du kích quân là quân Kỳ, gọi Trận địa quân là quân Chính.

 

Nền tảng của chiến lược nằm trong Thập Nhị Binh Thư (Lê Xuân Mai, Nguyễn Ngọc Tĩnh và Đỗ Mộng Khương soạn, Hà Nội, 2010). Nền tảng của chiến thuật là 36 Diệu Kế của người xưa. Làm sao cho giặc không biết được hoặc không thể nào phân biệt được sự Hư Thực của quân mình là nền tảng của mưu lược cho mọi thời.

 

Con người thường thay đổi vũ khí và phương thức chiến đấu theo thời không, nhưng tinh thần chiến đấu của con người vượt thời không. Con người chế tạo vũ khí và chiến lược bằng trí óc và kinh nghiệm, còn tinh thần chiến đấu thì hiện hữu do sự quyết định của mỗi người, bất chấp ngoại cảnh.

 

Những cuộc chiến có ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của Quốc gia Dân tộc thường là những cuộc chiến giữa vật chất của kẻ mạnh và tinh thần của kẻ yếu, giữa những kẻ có và những kẻ không có. Kẻ mạnh thường dùng vật chất và Trận địa chiến để cướp đoạt. Kẻ yếu thường dựa vào tinh thần và Du kích chiến để tự vệ.

 

Chiến tranh sinh ra Du kích chiến và Trận địa chiến như Thái Cực sinh Lưỡng Nghi trong thuyết Âm Dương. Hai loại chiến tranh này tạo nên lịch sử chiến tranh của loài người. Hình ảnh của Thái Cực trong chiến tranh thường mang hình ảnh của một người dân bình thường. Khi chiến tranh đến thì người dân tự động phân loại thành Du kích quân hoặc Trận địa quân. Thái cực và lưỡng nghi cũng diễn ra từ lòng kẻ cướp. Khả năng đánh Du kích hoặc Trận địa của bất cứ ai cũng đều tùy thuộc vào hiệu quả của chiến lược và chiến thuật của họ trong từng trận đánh, trên từng chiến trường.

 

Trận địa quân và Du kích quân xuất hiện từ những phản ứng tự nhiên trong khả năng yêu thương và bản năng sinh tồn của con người. Nền tảng của Trận địa chiến là sự Nghiên cứu và Thiết lập sách lược. Nền tảng của Du kích chiến là sự Liên lạc và Điều hợp chiến thuật. Hai phương thức chiến đấu này khi kết hiệp thì sinh ra sách lược Dân Tranh Quân Đấu. Hình ảnh Du kích và Trận địa cũng nằm trong chu trình Sinh Trưởng Thu Tàng hoặc Ra Đi và Trở Về của Phục Quốc Quân.

 

Chiến Tranh Cơ Động

 

Sự song hiệp của Trận địa chiến và Du kích chiến tạo ra Cơ Động Chiến (Maneuver Warfare). Người Mỹ thường dùng Thủy Quân Lục Chiến của Hoa Kỳ (TQLCHK) để thực hiện loại chiến tranh này. TQLCHK là mũi nhọn quân sự của người Mỹ. Trận địa chiến mang  sức mạnh chiến lược; Du kích chiến mang sức mạnh chiến thuật; và Cơ động chiến mang sức mạnh chiến trận. Cơ động chiến là một sự hòa hợp chiến thuật và chiến lược giữa Trận địa chiến và Du kích chiến.

 

Sáu Giai Đoạn trong Quá Trình Cứu Nước

 

Quá trình của một Đại Cuộc Cứu Nước thường gồm có Sáu Giai Đoạn:

 

- Giai Đoạn Một: Giặc Chiếm Nước. Toàn bộ hệ thống chính trị quốc gia nằm gọn trong tay giặc. Hệ thống lãnh đạo quốc gia trở thành tay sai cho giặc. Một hệ thống quý tộc tay sai được giặc dựng lên để giúp giặc trị dân.

 

- Giai Đoạn Hai: Dân Chống Lại. Người dân vì lòng yêu thương Tổ quốc và Toàn dân, hoặc vì bản năng sinh tồn mà đấu tranh. Họ thường là những người phải đối diện với cái chết từ tay giặc, hoặc vì họ không chịu ngồi yên trước sự xâm lăng của giặc thù, trước muôn vàn khổ ải của toàn dân, và trước đại họa diệt vong của dân tộc. Họ là những con người không bao giờ chịu cúi đầu làm nô lệ hoặc tay sai cho giặc.

 

- Giai Đoạn Ba: Du Kích Chiến. Người dân kết nhóm để cùng nhau hành động ở cấp địa phương. Sự săn lùng, tra tấn, đày đọa và giết chóc tăng dần của giặc sẽ tạo nên nhu cầu Đoàn Kết Dân Tộc.

 

- Giai Đoạn Bốn: Trận Địa Chiến. Du kích quân kết hiệp để tạo thành Sức mạnh Quốc gia. Trong quá khứ, ở giai đoạn này mọi người thường đi tìm một Lãnh tụ Quân sự (Minh quân), nhưng trong Thời đại Tin liệu thì nhu cầu lãnh tụ không quan trọng bằng nhu cầu sách lược. Giặc có thể giết lãnh tụ một cách dễ dàng nhưng không thể giết được sách lược.

 

- Giai Đoạn Năm: Lãnh Đạo Chính Trị Xuất Hiện. Giải pháp chính trị chỉ có thể khởi đầu một khi khả năng quân sự của toàn dân đã đạt được mức độ ít nhất là ngang ngửa với giặc. Khi dân quân ta có khả năng tạo ra những vùng cấm địa (những nơi giặc không thể đến) trên đất nước Việt Nam thì cần có Lãnh đạo Chính trị để tìm đồng minh quốc tế và thương lượng với giặc. Mục tiêu của sự đi tìm đồng minh là để chúng ta cùng nhau đi tìm những giải pháp hòa bình chung chứ không phải vì chúng ta yếu hơn giặc hoặc vì giặc còn mạnh hơn ta. Mục tiêu của sự thương lượng với giặc trong giai đoạn này là để tránh thêm sự đổ máu của đôi bên chứ không phải là một sự cầu hòa với giặc. Quan niệm Bất chiến tự nhiên thành chỉ có thể hiện hữu trong giai đoạn này mà thôi.

 

- Giai Đoạn Sáu: Đuổi Được Giặc. Hệ thống chính quyền mới được dựng nên để chỉnh đốn việc nước. Một số quân tinh nhuệ được giữ lại để bảo vệ nước. Số còn lại trở về làm dân. Trong Thời Đại Tin Liệu này, một thể chế Tự Do Dân Chủ phải hiện thực từ đây. Còn không, tất cả chỉ là sự thay ngôi đổi chủ và toàn dân cũng sẽ trở về với kiếp sống nô lệ sau một thời hạn hồi phục và chỉnh đốn ngắn ngủi của chế độ mới.

 

Chiến Tranh Trọng Tâm Mạng Lưới: Sự Liên Động

 

Chiến Tranh Trọng Tâm Mạng Lưới (Network Centric Warfare) gồm sự liên động của các mối liên hệ. Mạng lưới tín liệu hiện hữu tự nhiên trong thời không. Các mối liên hệ hiện hữu và tan biến bất chợt. Nhu cầu liên hệ tạo nên mạng lưới. Nhu cầu hiện thì mạng lưới hiện. Nhu cầu tan thì mạng lưới tan.

 

Chiến Tranh Trọng Tâm Mạng Lưới là nền tảng của Bất Cân Chiến (Asymmetric Warfare). Loại chiến tranh này có những tên gọi khác như Chiến Tranh Toàn Quang (Full Spectrum Warfare), Chiến Tranh Vô Hạn (Unrestricted Warfare), hoặc Chiến Tranh Thế Hệ Thứ Năm (Fifth-Generation Warfare).

 

Hình ảnh của mạng lưới tin liệu là hình ảnh của bộ óc của con người đang hoạt động. Tin liệu trong trí óc được tự do truyền nhận bởi các đơn vị thu tin. Tùy theo môi trường và nhu cầu của công tác, hệ thống mạng lưới dựa trên những dữ liệu và kinh nghiệm sẵn có hoặc mới có để đi đến hoặc thay đổi các quyết định trong việc làm sao để đạt được những mục tiêu được đặt ra. Việc thu tin, lọc tin, phân tích, quyết định và truyền tin trong bộ óc con người xảy ra đồng loạt và liên tục để có thể đáp ứng với những thay đổi không dừng của sự sống.

 

Sức mạnh ưu vượt của Chiến tranh Mạng Lưới là tốc độ công kích và phản ứng. Mức độ nhạy cảm của hệ thống mạng lưới giống như làn da bao bọc con người và các giác quan dùng để tiếp thu tin liệu như mắt tai mũi miệng và ý thức. Sức mạnh của Chiến Tranh Mạng Lưới dựa trên hai yếu tố chính: (1) Vận tốc và sự chính xác trong việc thu tin, lọc tin, phân tích quyết định và truyền tin; và (2) Vận tốc và sự hữu hiệu của hệ thống yểm trợ về tin liệu, tình báo, nhân lực, vật lực và tài lực.

 

Với sự trợ giúp của các hệ thống siêu điện toán khổng lồ và với sự thông minh nhân tạo vượt bực, chiến tranh Trọng tâm Mạng Lưới toàn cầu đang xảy ra từng ngày giờ phút giây giữa các quốc gia, các liên minh quốc tế, các khối quyền lực, các đại công ty liên quốc, và các hệ thống mạng lưới toàn cầu của những tổ chức khủng bố và xã hội đen. Ngày nay, các đơn vị chiến đấu tại một địa phương có thể được gắn liền với những chiến lược toàn cầu mà những đơn vị đó đang phục vụ.

 

Để mong tránh được sự bùng nổ của Trận địa chiến có khả năng ảnh hưởng đến sự mất còn của toàn thể nhân loại và trái đất, mọi hệ thống mạng lưới chính trị toàn cầu hôm nay thường dùng đặc toán, tức những đơn vị đặc nhiệm, để mong kềm được những hậu quả của sự tác hại do chiến tranh gây ra. Hoạt động của Đặc toán có mức độ chính xác tương tự như bác sĩ mổ. Chiến Tranh Đặc Nhiệm Thời Đại (Modern Special Operations Warfare) cũng là một hình thức Du kích chiến cấp toàn cầu.

 

Vì nhân loại không thể nào chấp nhận một Trận địa chiến bằng vũ khí nguyên tử giữa bất cứ ai cho nên hiện tại loài người đang bị mắc kẹt trong Du Kích Chiến Toàn Cầu với các hệ thống yểm trợ là những Hệ thống Mạng Lưới Toàn cầu (Global Systems of Networks).

 

Chiến Tranh Tiên Rồng: Sự Song Hiệp

 

Chiến Tranh Tiên Rồng (Tiên Rồng Warfare) là sự Song Hiệp của Tiên Tranh Rồng Chiến. Tiên tranh vì tình yêu thương Một Bọc Trăm Con. Rồng chiến cũng vì yêu thương Một Bọc Trăm Con. Tiên xây dựng xã hội Một Bọc Trăm Con và Rồng bảo vệ Một Bọc Trăm Con. Tiên mang hình ảnh của Mẹ. Rồng mang hình ảnh của Cha. Chiến Tranh Tiên Rồng là Đại cuộc Xây Dựng và Bảo Vệ nền Văn Hóa và Văn Minh Tiên Rồng của Tộc Việt. Trong Thời Đại Bảo Bình này, Tiên Xây Dựng Hòa Bình và Rồng Bảo Vệ Hòa Bình để Nhân loại được chung hưởng Hạnh Phúc Làm Người trong những ngàn năm tới,

 

Trong hình hài của Thực Thể Quốc gia, biên cương của tổ quốc là làn da của nước nhà; giáo dục và chính trị là bộ óc; hành chánh và tài chánh là thân thể; kinh tế và quân sự là tay chân, văn chương và nghệ thuật là trái tim; và truyền tin và truyền thông là hệ thống thần kinh. Trong thời bình cũng như thời loạn, tất cả phải là một hiệp thể bất phân ly. Nếu các bộ phận có sự xung đột, như bộ phận này cưỡng bức sự hoạt động của một bộ phận khác, thì sẽ có bệnh tật. Xung đột nặng đến đâu thì bệnh tật nặng đến đó.

 

Trong Chiến Tranh Tiên Rồng, Dân Quân là Một. Trên nền tảng của Đạo Đức Làm Người, Chiến Lược Cứu Nước của người Việt gồm có (1) Toàn Dân vi Binh và (2) Toàn Tài vi Dụng. Mọi người dân đều là quân và mọi khả năng đều được tận dụng. Khi mọi người dân Việt đều là quân thì giặc sẽ không có khả năng và không thể nào phân biệt được Thực Hư sức mạnh của dân quân ta. Khi mọi khả năng được tận dụng thì dân quân ta chắn chắn nắm vững được yếu tố Bất Ngờ. Tàng chứa trong hai Đại chiến lược này là Sức Mạnh Sáng Tạo của Tộc Việt. Nếu so sánh lịch sử chiến đấu của toàn thể nhân loại góp chung lại thì Sức Mạnh Sáng Tạo của Tộc Việt Vô Địch Muôn Thuở.

 

- Hỏi: "Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?"

- Đáp: "Quyết Chiến!"

 

 

Tài liệu tham khảo:

 

- Abbott, Daniel H. (Ed.). 2010. The Handbook of 5GW. Ann Arbor, MI: Nimble Books.

- Alberts, David S., John J. Garstka and Frederick P. Stein. 2003. Network Centric Warfare: Developing and Leveraging Information Superiority. Washington, DC: US Department of Defense Command and Control Research Program.

- Alberts, David S. and Richard E. Hayes. 2005. Power to the Edge: Command... Control... in the Information Age. Washington, DC: US Department of Defense Command and Control Research Program.

- Bruscino, Thomas A. 2006. Out of Bounds: Transnational Sanctuary in Irregular Warfare. Fort Leavenworth, KS: Combat Studies Institute.

- Dean, Arleigh W. 2011. Fighting Networks: The Defining Challenge of Irregular Warfare. Monterey, CA: Naval Postgraduate School. 

- Lê Xuân Mai, Nguyễn Ngọc Tĩnh và Đỗ Mộng Khương (Dịch). 2010. Thập Nhị Binh Thư. Hà Nội: Thời Đại.

- Nguyễn Dũng. 1987. Đi Tìm Mùa Xuân Dân Tộc. Brisbane: Trường Hoa Tiên Rồng.

- Nguyễn Thanh Đức. 2017. ĐÁNH Giặc Tàu. www.danhgiactau.com.

- Qiao Liang and Wang Xiangsui. 1999. Unrestricted Warfare. Beijing: PLA Literature and Arts.

- Sawyer, Ralph D. (Trans.) 1993. The Seven Military Classics of Ancient China. Boulder, CO: Westview Press.

- The United States Marine Corps. 1994. Warfighting. New York: Doubleday.

 

 

 

 

 

 

 

BAN NGHIÊN HUẤN

 

 

Số Truy Cập

 website hits counter

 

 

 

Tuyên NgônHiến Chương Tâm Tình Tạ Tổ

 Tiếng Gọi BạnĐảng Chính Trị

 

 

|Trang Nhà|   |Cánh Kinh Thương|   |Cánh Thanh Niên|   |Cánh Xã Hội|   |Cánh Chính Trị|   |Ý Kiến|

 

© 2019 Dang Tien Rong (DTR) Vietnamese Political Party. All Rights Reserved

© Educational Tien Rong Theory Research - Competencies for Analysis and Application