Kính chào quý vị và các bạn đến thăm trang nhà www.dangtienrong.org

 

 

   

 

6. Huấn Ca Vọng Phu

 

Kính thưa quý vị và các bạn, chúng ta vừa mở cửa kho tàng văn hóa Việt, tìm lại báu vật là gia tài Tổ Tiên dành để, là Chánh Thuyết Tiên Rồng. Sau đây chúng ta tiếp tục đào sâu hai truyền tích Tiết Liêu và An Tiêm tới tận ý nghĩa thâm thúy nhất, có thể có. Chúng ta cũng rút tỉa kinh nghiệm về việc dựng nước lập làng của hai chàng rồng này, và đừng quên “tiên nào rồng nấy!”

4. Tiết Liêu – Nếu như Chử Ðồng đề ra nguyên tắc phát triển xã hội, thì Tiết Liêu đặt định việc Thịnh Nước An Dân. Vua Cha muốn truyền ngôi, và hướng dẫn chúng ta đi tìm lễ vật dâng kính Tổ Tiên. Đang khi nhiều văn hóa khác lại cổ vũ bạo lực, điều binh khiển tướng đi chinh phục lân bang và kiếm nhiều thủ cấp của dân láng giềng, hoặc bắt người về làm nô lệ.

Trước hết, Tiết Liêu có tinh thần dân tộc (thờ kính Tổ Tiên), làm con hiếu thảo (đặt gia đình là nền tảng căn bản, là gốc của nước như Trầu Cau), không màng sang giầu nhưng biết lo cho dân (lấy gạo làm căn bản cuộc sống ấm no của dân), có sáng kiến và phát triển kinh tế (gạo nấu cơm để lâu dễ thiu, nhưng làm bánh dày bánh chưng thì để dành trong thời gian dài hơn), lại mang đầy đủ ý nghĩa của đạo Trời đạo Ðất. Xin hỏi con người như thế không thịnh nước an dân sao? Không xứng tầm lãnh đạo chính trị?

Khi các hoàng tử lên đường đi tìm của lễ vọng ngoại phương xa, Tiết Liêu vì hiếu chàng ở nhà (stay home) lo cho mẹ lâm bịnh dịch. Vì bình tâm sáng tạo Tiết Liêu đã gặp Tổ hiển hiện và chỉ cách làm bánh dày bánh chưng, lại mang đủ ý nghĩa đời sống Đạo Đức Tiên Rồng của toàn dân.

Vâng Lời Tổ, Tiết Liêu làm bánh dày bánh chưng là chàng đã đem hết tâm thành, hết tài trí, hết sức lực để thực hiện truyền thống đạo đức siêu việt của dân tộc. Chẳng những Tiết Liêu làm ổn định đời sống người dân, mà còn biết xử dụng quyền lực nhằm bảo đảm và giảm bớt những cách ngăn, những chướng ngại trong cuộc sống chung. Chàng dùng luật lệ giúp mọi người thực sự san sẻ tài năng của cải cho nhau. nhằm thoát nạn bất công hay cách biệt giầu nghèo như bao xã hội hiện hành.

Dấu chỉ của độc tài thống trị là hận thù chia rẽ, đấu tranh giai cấp, chia dân để trị. Nhà cầm quyền làm phân tán đại chúng, làm cho người dân trở thành đơn độc, bơ vơ, lạc lõng không nơi nương tựa, thì lúc đó quyền lực thống trị dễ bề áp bức và chiếm đoạt đặc quyền đặc lợi.

Tiết Liêu cũng xử dụng quyền lực, tuy có thể gây phiền toái cho số người, nhưng cần thiết để bảo đảm cuộc sống chung, giúp mọi người thừa hưởng lợi ích, tạo cuộc sống chung, cộng đồng đồng tiến trong một Xã Hội Đồng Bào. Và từ đó toàn dân kết thành một khối đồng nhất, đồng thuận với chính quyền để tạo dựng nếp sống hương vị, dinh dưỡng, tồn tại lâu đời.

Cái tài của Tiết Liêu, của người làm việc nước là “Tài biết tin tưởng vào dân nước, Tài giúp dân sống thực truyền thống dân tộc, Tài thấu hiểu nhu cầu thực tế của dân, Tài cải tiến cuộc sống người dân.” Trong hoạt động phục vụ dân mước, tài cải tiến cuộc sống người dân là công tác thực tiễn và đa đoan.

Tiết Liêu chẳng những nấu xôi chín, tức là làm cho cuộc sống người dân đầy đủ đúng mức, mà cố gắng quết giã cho tất cả trộn lẫn vào nhau, và xôi quánh lại một khối thơm ngon. Nghĩa là chúng ta dùng quyền lực làm cho mọi người cùng nhau chia sẻ tài năng và của cải, giúp đỡ đùm bọc nhau trong đời sống Tiên Rồng, ở thời bình cũng như thời loạn.

 

5. An Tiêm: Chuyện qủa dưa đỏ đã hình thành bài học dựng làng. Thà bị Vua Cha đày oan còn hơn là trốn theo tầu buôn về đất liền làm giặc. Nhưng khi có được thành qủa lao động với những trái dưa hấu là loại của ngon vật lạ ở nơi hải đảo xa xôi, An Tiêm đã gởi về dâng vua biếu nước. Từ đó dân ta, đặc biệt vùng miền khô cát nóng có được món ăn tươi mát, bổ dưỡng, thơm ngon. Chàng rồng này chẳng đáng mặt thịnh nước an dân sao?

Dưới khía cạnh kinh tế, chúng ta có thể nói Tiết Liêu phát triển trên đất, nội địa thì An Tiêm phát triển vùng biển, ngoại thương.

Việc phát triển Nước của Chử Đồng thì người chủ động là thành phần Tiên (Tiên Dung). Nhưng trong việc phát triển Làng, tuy cũng là Tiên Rồng nhưng phần chủ động và đặc trách công tác lại khác biệt nhau, là thành phần Rồng. Tiên chủ động trong việc Phát Triển Nước, là yếu tố Trường Cửu, truyền thống dân tộc, lòng dân song hiệp với nước là chính yếu, là động lực nhằm vận động mọi người xây dựng kiến thiết quốc gia.

Việc phát triển Làng và đời sống người dân, tuy cần có sức sống và tinh thần chung của dân tộc, nhưng thành phần Rồng chủ động. An Tiêm nhấn mạnh tới cuộc sống thực tế, tài năng của cải trước mắt, là yếu tố Biến Hóa.

“An Tiêm con nuôi của Vua Hùng bị đày ra đảo hoang,” Tổ Tiên giới thiệu quan niệm đặc biệt về vị trí của người dân lập làng, bị đày ra đảo hoang xa cách triều đình. An Tiêm tự lực cánh sinh, tự túc tự cường, tự chủ tự quyết thì lúc đó dân tộc mới có tự do dân chủ và nhân quyền. Toàn dân có ý thức và trách nhiệm. Bằng không thì chỉ là lũ người “ăn xin độc lập, ăn mày tự do!”

Với truyền thuyết An Tiêm, Tổ Tiên giới thiệu nếp sống đặc biệt của làng thôn Việt Nam. Khác biệt với tổ chức chính trị của các văn hóa khác, quyền hạn vua quan ta chẳng những không can thiệp trực tiếp vào đời sống từng người, mà cũng không xâm phạm vào nếp sinh hoạt của làng thôn.

Đối với triều đình, mỗi làng được xem là một hải đảo ở tận ngoài biển khơi, người dân phải tự quyết tự lập cho chính mình. Đây chính là chế độ tự do dân chủ thực sự của làng xã Việt, bởi “Phép vua thua lệ làng.”

Nếu chỉ để thu tích của cải lợi lộc vật chất, dù dưới bất cứ hình thức nào như chủ trương của xâm lăng đế quốc, tư bản hay cộng sản thì cũng không giúp ích gì cho con người, mà còn tạo ra cho chúng ta thêm khốn khổ, biến chúng ta thành nô lệ, thú tiến bộ hay sinh vật kinh tế.

Làng Nước Việt Nam là một hệ thống cấu trúc sinh hoạt độc lập tư do. Nếp sống thân thương bình đẳng, làng thôn tự thành nơi bảo toàn lực lượng dân quân, bảo vệ, nung đúc tinh thần yêu nước của toàn dân, và cũng là nơi bảo tồn đời sống dân chủ thuần túy trong thời bình cũng như thời loạn.

Đặc tính của định chế Làng Nước, là người dân tự ý tới ở và quy tụ thành làng. Tuy cách khởi lập có khác nhau, nhưng điều kiện tiên quyết trong việc dựng làng là lợi ích tự quyết của những người quy tụ, chớ không dùng quyền hành mà bắt buộc ai.

Làng được thành lập không chỉ vì lợi ích vật chất, biến nơi khô cằn hoang vu thành miền phì nhiêu trù phú, mà còn vì lợi ích tinh thần. Làng giúp cho người dân thoát nạn sống cảnh bơ vơ, thiếu nơi nương tựa, giúp cho mọi người có cuộc sống ấm no xum hợp trong một xã hội anh em Đồng Bào.

Tụ họp thành làng, mọi người chia sẻ cảnh sống vui buồn sướng khổ có nhau, giúp nhau vượt thắng những khó khăn, cùng nhau gánh vác trách nhiệm, cùng nhau xây đắp cho đời, cho làng cho nước ngày thêm giầu đẹp. Và cũng không một thường dân nào bị bó buộc phải cư trú tại một nơi nhất định; dân chúng có thể tùy thích tới ở hay tự ý bỏ đi, miễn là tự quyết và chấp nhận Lệ Làng là nơi mình muốn gia nhập cư ngụ.

Khác với tổ chức chính trị của nhiều quốc gia, quyền hạn vua quan Việt chẳng những không can thiệp vào đời sống từng người dân, mà cũng không xâm phạm vào nếp sống sinh hoạt của các làng thôn. Đối với triều đình, mỗi làng Việt là một quốc gia thu hẹp có chủ quyền và độc lập; việc làng thì dân chúng tự lập và tự quyết.

Làng tự lập, có một ban quản trị riêng do chính dân bầu ra, điều lệ riêng cho hệ thống hành chính của làng. Làng có một ngôi đình để thờ Thành Hoàng riêng, với nghi thức tế lễ do truyền thống riêng. Làng có tổ chức trị an riêng với tiêu chuẩn thưởng phạt do làng quy định. Làng cũng có tài sản riêng và toàn quyền xử dụng ngân sách theo nhu cầu.

Khi góp phần vào việc nước, làng là đơn vị đại diện người dân. Theo truyền thống chính trị Tiên Rồng, người dân không trực tiếp với vua quan mà qua làng trong tất cả mọi việc, từ tiếp xúc, lệnh truyền, tới sưu thuế, lính tráng. Nước chỉ căn cứ vào làng, liên lạc với làng, và theo khả năng của làng mà định phần đóng góp.

Làng thôn Việt Nam không phải là nếp sống ngẫu nhiên, mà được Tổ Tiên tạo thành một thể chế chính trị độc đáo, nhân bản tuyệt vời và được gọi là Định Chế Làng Nước.

Tổ Tiên phân biệt rõ ràng hai loại công tác chính trị, việc làng việc nước là hai việc khác nhau, khác biệt từ phần chủ động tới cấp độ dấn thân, khả năng tài trí, và các vấn đề nhu yếu khác. Bởi thế chúng ta có hai loại công tác làng và công tác nước.

Người dân ai cũng có thể làm việc làng, và ai cũng có quyền can dự vào việc tổ chức, điều hành, bầu cử, hay quyết định của làng. Nhưng để đủ tầm vóc để làm việc nước thì người đó phải học hành ở trường sở, phải thông thạo những khoa chính trị thịnh nước an dân, và thi cử như thi hương, thi hội, thi đình để xác định khả năng tài trí của người làm quan.

Với chủ trương chính đáng về bổn phận của người lãnh đạo, vua quan trong thể chế làng nước, việc chung được quan niệm và thực sự là việc giúp ích cho mọi người. Khi vua quan đem hết tâm hồn và tài trí chăm lo cho tòan dân hạnh phúc, và khi người dân được thực sự sống trong tự do dân chủ đúng nghĩa, thì đóng góp vào việc chung là một đồng tâm hiệp lực, một tương trợ cần thiết để bảo đảm cho hạnh phúc chung của nhau. Đi làm việc chung chính là ta đem tài trí giúp ích cho đời.

Tuy nhiên, nhiều khi việc chung cũng vượt quá nếp sống thường ngày và ít mang lại kết quả lợi lộc trước mắt. Vào thời loạn, gánh vác việc chung còn kèm theo cả nguy hiểm tánh mạng, do đó việc chung thường đòi hỏi tầm nhìn xa trông rộng, và cũng thường làm nhiều người ái ngại.

Nhìn vào lịch sử chúng ta thấy rằng vua quan cũng xây thành, nhưng thành thị không phải là nơi tập trung sức nước. Thủ đô hay thủ phủ cũng chỉ là cái làng lớn với số cơ sở thích ứng, cần thiết cho nhu cầu hành chánh, nghi lễ ngoại giao. Khi nguy cấp, vua quan sẵn sàng bỏ thủ đô mà về chiến đấu trong địa bàn làng xã mà chống giặc cứu nước, và không ảnh hưởng tới dữ kiện mất nước. Do đó làng là trung tâm sinh hoạt tự lập tự chủ của mọi người dân, mà cũng là sức mạnh của toàn thể đất nước.

Dưới khía cạnh quân sự làng là nơi đào tạo huấn luyện toàn dân trở thành nghĩa sĩ, có hệ thống canh gác nghiêm nhặt, có lớp người túc trực, có những lò võ thuật tạo ra nhiều cấp lãnh đạo chỉ huy tài ba. Làng cũng là nơi phát xuất sức mạnh dân tộc về mọi phương diện.

 

Xin tiếp tục truyền tích bộ bốn sống thực:

 

Huấn Ca Vọng Phu

 

Hình Huấn Ca Vọng Phu Gia Đình Nazareth

 

Ðơn sơ hát khúc tình lòng

Diễn phần Trường Cửu như trong đề tài

Bồng con ru điệu Nam Ai

Trông chồng – thương mãi thương hoài ngàn năm

 

Quê nhà – em vốn lo chăm

Quản chi bao chốn xa xăm tảo tần

Nuôi con – phụng dưỡng song thân

Ruộng vườn canh tác – mộ phần sửa sang

Việc nhà cho chí việc quan

Chiều chiều đứng ngóng tin chàng phương xa

Eo xèo chì bấc rầy rà

Vững chân bàn thạch – nàng là Vọng Phu

Hóa thành núi đá ngàn thu

Trông ra cửa biển mịt mù lửa binh

 

Vào thời đất nước chiến chinh

Bao chàng trai Việt đáp tình non sông

Gĩa nhà thực hiện nghĩa công

Tỏ phần “biến hóa” của Rồng là đây

Gia đình – nền tảng dựng xây

Việc chung làm trọng niềm tây phải nhường

 

Quê hương lâm cảnh tai ương

Giúp chồng – ra tuyến tiền phương diệt thù

Hậu phương – em tiếp quân nhu

Ẵm con mong đón chiến khu khải hoàn

Nước nhà – phận sự song toàn

Chồng nào vợ nấy – lo toan đắp bồi

Và nền văn hóa thăng ngôi

Chức năng nam nữ – hiệp đôi Tiên Rồng

Gia đình thể hiện việc công

Tình nhà tình nước – vợ chồng cùng xây

 

Khác nền văn hóa phương Tây

Phong trào giải phóng đã gây sai lầm

Con người – tan nát lương tâm

Cộng đồng cực hóa – dương âm một chiều

Ngụy danh – chính sách thủ tiêu

Chức năng làm mẹ – tạo điều nguy cơ

Khiến người con gái bơ vơ

Hóa thân đực rựa – hững hờ quyên sinh

Phá tan hạnh phúc gia đình

Biến thành loài thú dục tình mà thôi

 

Trầu Cau – nền tảng lứa đôi

Thương nhau trọn kiếp – chết rồi vẫn thương

Như em – gia đạo kính nhường

Hóa thành Người Ðá – thăng hương chan hòa

Vọng Phu – trọn đạo nước nhà

Biến lên Núi Ðá – thăng hoa trọn đời

 

Tổ Tiên nhắn nhủ những lời

Chức năng cha mẹ – góp đời Ðứa Con

Chẳng như cảnh vợ chồng son

Ðứa Con – biểu tượng Sống Còn Nước Dân

Nói lên diễm phúc tuyệt trần

Góp cho xã hội – sứ nhân Con Người

 

Kìa trông thiếu phụ đôi mươi

Thương chồng – thương với tiếng cười trẻ thơ

Ðảm đang kết chỉ se tơ

Tháng năm sừng sững nàng chờ chinh phu

Ðăm chiêu đứng ngóng chiến khu

Mong chàng hăng hái diệt thù cứu nguy

 

Việc chung – chồng xướng vợ tùy

Tiên Rồng Song Hiệp – hội quy Ðồng Bào

Anh thời việc nước đề cao

Giúp em – thể hiện phần nào làm dân

Em ơi – đang gánh góp phần

Giúp anh – làm trọn nghĩa ân với nhà

Nước non – phận sự đôi ta

Cùng nhau gánh vác sơn hà Việt Nam

Nghĩa công – chồng vợ cùng làm

Rồng sống nhờ nước – như Vàm Cửu Long

Trổ tài vùng vẫy khắp giòng

Tỏ phần biến hóa – mà hòng gặp Tiên

Non cao Hòn Vọng Phú Yên

Bồng con – nàng đợi đoàn viên cùng chàng

Nước non – cơ nghiệp của nàng

Chàng đi vì nước – vì nàng mà đi

 

Cho nên lý tưởng thực thi

Tiên Rồng Nền Tảng chẳng vì lợi danh

Chẳng như xã hội hiện hành

Tham gia chiến đấu chỉ tanh mùi tiền

Tạo ra cảnh sống đảo điên

Nhìn nhau gía trị đồng tiền mà thôi

 

Tích truyền – hướng dẫn khúc nhôi

Chồng nào vợ nấy – xứng đôi Tiên Rồng

 

Đọc tiếp:

 

 

Huấn Ca Trương Chi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BAN NGHIÊN HUẤN

 

 

|Trang Nhà| |Cánh Kinh Thương| |Cánh Thanh Niên| |Cánh Xã Hội| |Cánh Chính Trị| |Ý Kiến|

 

© 2019 Dang Tien Rong (DTR) Vietnamese Political Party. All Rights Reserved

© Educational Tien Rong Theory Research - Competencies for Analysis and Application